THỜ CÚNG THẦN TÀI THỔ ĐỊA

Hãy giúp mình chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích nhé

Thổ Địa – Thần Tài
Nhân gian có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, nghĩa là theo niềm tin ở phạm vi nào thì ở đó có vị thần cai quản. Đối với tín ngưỡng thờ kính Thổ công, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như: xây cất nhà cửa, mở vườn, mở ruộng, làm ăn … thì người ta thường cúng vị thần này qua “Lễ động thổ” nhằm cầu mong mọi việc điều được thuận lợi và thành tựu suôn sẽ.

Vị trí đặt ban thờ?
Ban thờ hai vị thần này được đặt dưới đất không đặt trên cao như các ban thờ gia tiên, thần thánh khác, vì rằng “Thổ phải thuộc Đất”. Xưa đến này người Việt ta luôn chú trọng vào việc thờ ông địa nhằm giữ cho đất đai luôn tốt đẹp và phát triển, trấn trạch, gia hộ cho trong nhà ngoài cửa luôn bình an, trừ bỏ các tà khí không tốt.
Ban thờ sẽ thường được đặt trong một góc nhà có vách tường làm điểm tựa ngụ ý vững vàng. Không được đặt ban thờ tài địa khi phía sau không có vách tựa.

Vị trí đặc thổ địa thần tài ?
Thường thổ địa được bố trí nằm bên trong vách tường vì rằng ngài là chủ quản đất đai nên đặc bên trong, ngài Thần tài thì đặc bên ngoài vì ông là khách mang đến may mắn và tài vật cho chủ nhà nên thường được ngồi phía ngoài. Nếu ban thờ đặc vào gốc tường bên phải thì thổ địa đặc bên góc phải, còn ngài thần tài thì bên ngoài góc trái và ngược lại.
Tục lệ này cũng giống như việc chúng ta đón khách vào nhà, gia chủ sẽ ngồi hàng ghế bên trong mời khách ngồi bên hàng ghế ngoài.

Chất liệu làm ban thờ?
Ban thờ tài địa thường được làm từ các chất liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như Gỗ và Đá. Vì rằng những gì làm từ tự nhiên sẽ có linh khí của trời đất giúp ban thờ đó có sự tốt đẹp.

Ban thờ Tài Địa cần thiết có những gì?
Ban thờ tài địa nhất định không thể thiếu “Bài Vị” vì trong bài vị này được viết đến các vị tôn thần như Thổ địa, Thần tài, Ngài táo phủ thần quân,..v.v.. Là các vị trong coi và gia hộ cho gia chủ của mỗi vùng đất.
Không thể thiếu tiếp theo là tôn tượng hai vị “Thần Tài – Thổ Địa “.
Thần tài – vị này mang đến may mắn và tiền tài, được khắc hoạ một ông lão với bộ râu bạch kim, nụ cười tươi hiền hoà, tay cầm gậy như ý và một thỏi vàng lớn.
Thổ địa- vị này trong coi đất đai gia hộ cho sự phát triển vững vàng và hưng thịnh, được khắc hoạ với hình tướng mặt tươi cười, đầu có quấn khăn, tóc và râu đen, mặt áo hở bụng với tư thế thoải mái tay cầm quạt và 1một thỏi vàng lớn.
Gần đây cũng được tôn thờ thêm 1 vị gọi là “Thần Tiền” thường ngồi ở giữa hai vị thần tài thổ địa, vị này là ngài “ Triệu Công Minh” một trong năm vị thần tài và ông là vị lớn nhất. Vị này được khắc hoạ hình tướng với đầu đội mão quan, miệng tươi cười với bộ râu đen, tay ôm một chậu Tài Bảo lớn.
Trong ban thờ thường sẽ được sắp đặt thêm gồm có: một lư hương, năm chum nước, ba chum Muối- Gạo- Nước (ngụ ý trong gia luôn sung túc và đầy đủ các thứ cần thiết nhất), một bình hoa và một đĩa hoa quả.
Ngoài những thứ được nêu trên để tấn tài tụ bảo, thêm sự may mắn thường được bố trí thêm những vật phẩm phong thuỷ như: Cóc thiềm thừ ba chân, Tỳ hưu, Túi tụ bảo, Thỏi vàng chiêu tài, Đá ngũ sắc…v.v…

Tuy nhiên hãy luôn nhớ Tâm tôn kính mới sanh được phúc cho bản thân và gia đình. Nếu chỉ chú trọng vào hình thức mà không có Tâm tôn kính thì cũng sẽ như không mà thôi.
Những điều cần thiết và không thể thiếu khi bố trí ban thờ đúng lễ và trang nghiêm được chúng tôi phối hợp lại và cho ra những hình ảnh đầy đủ với mong muốn được giúp khách hàng có thể tìm được những mong muốn và sắp đặt đúng cách theo phong tục thờ cúng ban thờ thần tài thổ địa.
Với mong muốn mang đến sự hài lòng húng tôi rất Hoan hỷ nếu khách hàng đặt chân đến và tham quan không gian trưng bài nghệ thuật phật giáo “Tuệ Tự Tâm” chúng tôi luôn tận tâm giải bài những thắc mắc của khách hàng mong muốn mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Hãy giúp mình chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích nhé

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuệ Tự LâmMessengerPhone