Pháp cụ pháp khí là những loại pháp, khí cụ được sử dụng nhiều trong việc tu tập, làm lễ cúng cho chư Phật, thực hành Pháp sự… và mỗi loại sẽ có ý nghĩa riêng, công dụng riêng.

Tuy nhiên, điểm chung của các pháp khí pháp cụ đó chính là thể hiện được sự từ bi, trí tuệ trong Phật Giáo. Trong bài viết cùng chúng tôi tìm hiểu một số loại pháp khí, pháp cụ trong Phật Giáo để quý khách hàng có thể theo dõi.

Một số loại pháp khí, pháp cụ Phật Giáo

1. Chuông

Đây là loại pháp khí quen thuộc của Phật Giáo, thường xuất hiện nhiều ở trong đền chùa. Tiếng chuông vang ngân thì các hình phạt của ác đạo sẽ tạm nghỉ, chúng sinh bị chịu phạt sẽ được an vui, tạm thời.

Bên cạnh đó, tiếng chuông còn mang đi những phiền não trong đời sống. Đức Phật Thich Ca Mâu NI chỉ dạy cho Phật tử hãy đánh chuông ngày rằm tháng 7 để có thể thức tỉnh chúng sinh.

Hiện nay có đến 3 loại chuông sử dụng khá là phổ biến bao gồm Đại hồng chung, báo chúng chung, gia trì chung. Mỗi loại sẽ có sự khác nhau như sau:

Đại hồng chung

Chuông có kích thước khá lớn, còn được gọi là chuông u minh. Đại hồng chung được đánh vào đầu đêm với hàm ý nhắc nhở chúng sanh vô thường đến và đánh vào cuối đêm để có thể thức tỉnh mọi người tinh thần tu hành. Khi tiếng chuông được đánh 108 lần mang hàm ý là loại bỏ đi 108 loại muộn phiền cơ bản của con người.

Đại hồng chung
Đại hồng chung

Báo chúng chung

Chuông có hình dạng giống với Đại hồng chúng, kích thước chỉ bằng một nửa. Báo chúng chung thường được đặt ở góc chánh điện. Khi chuông được đánh nhằm mục đích báo tin cho chúng Tăng họp nhóm, thọ trai, khóa tụng….

Gia Trì chung

Gia Trì chung sử dụng cùng với mõ tụng kinh, hành lễ trước bàn thờ Phật. Chuông có hình dáng tựa nửa quả cầu, cái tô để ngửa… Loại chuông này nhằm mục đích điều hòa, và tạo ra hiệu ứng tụng kinh…

Đối với dịp lễ Phật, tiếng chuông của gia trì chung được đánh lên một cách nhịp nhàng, đều đặn.

2. Trống

Pháp cụ pháp khí tiếp theo không thể không thể nhắc đến đó chính là Trống. Theo ghi chép của Kinh Kim Quang Minh có nói, Tín Tướng Bồ Tát nằm mộng thấy cái trống vàng phát ra hào quang, sáng chói và trong ánh sáng hào quang ấy là hình ảnh các Đức Phật tựa ngồi trên đài sen, và có nhiều Phật tử đang ngồi nghe Pháp.

Và hình ảnh tiếng trống vang lên như lời kinh sám hối. Khi thức dậy khởi giấc mộng, Ngài kể với Đức Thế Tôn. Và Đức Phật cũng dùng tiếng trống, tiếng chuông chỉ vào cái Tâm của ngài A nan.

Tăng ni đang chuẩn bị gõ trống
Tăng ni đang chuẩn bị gõ trống

Có 2 loại trống xuất hiện trong Phật Giáo gồm Trống đại và Trọng Tiêu. Trong đó:

Trống đại như tên gọi, có kích thước lớn, đánh rước khi chuông u minh reo. Tiếng trống một khi đã reo thể hiện cho chánh Pháp, giúp cho chúng sinh tiêu trừ nghiệp chướng, thoát ly khỏi kiếp luân hồi sinh tử. Trông đai được sử dụng khi làm lễ lớn tại Phật điện, cúng dường, thuyết pháp…

Với việc thuyết Pháp, trống lớn sẽ được đánh 3 lần để treieuj tập thisng chúng, còn khi làm lễ thỉnh Tam Đảo, lễ khai sinh,… trống lớn sẽ được đánh theo hình thức bài Bát Nhã hội.

Việc đánh trống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng phần uy nghiêm long trọng khi làm lễ.

3. Mõ

là công cụ pháp cu pháp khí không thể thiếu trong Phật Giáo. Việc gõ mõ chạm vào hình dạng con cá sẽ mang đến mục đích khơi dậy hồn tình, làm cho người tỉnh lại sau giấc ngủ dài. Đồng thời nhắc nhở con người chú ý tu tập để mau chứng quả.

Mõ

Việc đánh mõ còn có mục đích báo tin giờ ăn uống, tu tập…

Có 2 loại mõ: mõ hình bầu dục ( có chạn đầu cá ) và mõ hình điếu chạm ( hình còn cá dài).

Đối với mõ hình bầu dục sử dụng khi tụng niệm. Mõ được đánh nhịp nhàng, nhẹ nhàng, liên tục, không được để xao nhãng, rối loạn tâm trí để rơi vào tình trạng hôn trầm.

Mõ hình điếu dùng để  báo tin giờ trai phạn, và được treo ở nhà tù.

4. Bảng Khánh

Bảng khánh là pháp khí làm bằng thiết, hình dạng như một đám mây lớn nên còn có tên gọi là ” Vân bảng”. Bởi vì tiếng trống dễ gây giật mình cho nhiều người, vì vậy, Vua Tống Thái Tổ , Trung Quốc đã thay bảng khánh thay thế cho tiếng trống. Bảng khánh có hình bán nguyệt, đúc bằng đồng, hoặc là đá cẩm thạch.

Bảng Khánh
Bảng Khánh

Bạn có thể thấy một số tòng tâm hiện nay đều dùng bảng gỗ trổ theo bán hình bát giác với bề dày khoảng 4 tấc tây, bề cao 2 tấc tây để thay thế cho trống, và dùng cho trong việc báo giờ thọ trai, giờ học tập, giờ hợp Tăng,…

5. Tràng hạt

Tràng hạt có lẽ là pháp cụ pháp khí quen thuộc, được dùng trong việc tu tập trì niệm. Có 3 loại tràng hạt gồm có:

  • Tràng hạt 108 hạt đại diện cho 108 loại phiền não mà con người sẽ gặp phải trong cuộc đời. Và nhắc nhở con người cần phải tu niệm để có thể loại bỏ đi 108 phiền não.
  • Tràng hạt 54 hạt và 27 hạt, không có ý nghĩa đặc biệt. Loại này được chia làm 2, 4 từ chuỗi 108 hạt để mang theo bên người.
  • Tràng hạt 18 hạt, bằng 1/6 tràng hạt 108 hạt. Chuỗi 28 hạt còn tượng trưng cho 18 vị La Hán, 18 vị Vương tử trong kinh Pháp hoa, Thập bát giới

Việc sử dụng Tràng hạt để trì niệm tu hành sửa minh. Đây là cách mà Đức Phật dạy cho nhà vua Ba-Lưu lê. Sau khi làm theo lời Phật dạy thì nhà vua cảm thấy được phiền não được tiêu trừ, những biến cố cũng giảm dần, dân chúng an sinh.

Tràng hạt
Tràng hạt

Do đó, hiện nay, phương pháp tu niệm bằng tràng hạt ra đời có thể truyền bá rộng rãi, nhiều phật tử dùng tràng hạt tu niệm.

6. Tích Trượng

Trong tiếng Phạn tích tượng còn được gọi là Kích-khí-la, với ý nghĩa là dùng để đi đường hoặc đi khất thực của Tỳ kheo. Hán việt, tích trượng đại diện: Tích là tỉnh ngộ, trượng là gậy. Tích trượng dô Phật Thích Ca chế ra, chiều cao không quá đầu, đường kính vừa tay cầm, đầu trượng có 4 cái vòng, 12 khau nhỏ bằng đồng, thể hiện 4 đến, 12 nhân duyên.

Tích Trượng
Tích Trượng

Có một loại tích trượng khác do Phật Ca Diếp chế ra đó là Bách trượng thanh quy gồm có 2 vòng, 6 khâu trên đầu thể hiện cho tục nhị đế và lục độ.

Tích trượng biểu hiện có một chiếc gậy đức hạnh, trí tuệ, giúp cho người tu hành sẽ không bị ngũ dục đời trần, một lòng hướng theo con đường tu tập, đi khỏi cõi ta ba sinh tử.

Có khá nhiều tên gọi cho tích trượng gồm có Khí trượng, Đức trượng… Phật dạy, chúng đệ tử nên thọ trì Tích trượng vì loại pháp khí này được Đức Phật thọ trì 3 đời.

Tích trượng được sử dụng trong các nghi lễ Phật Giáo.

7. Bát

Pháp cụ pháp khí thứ 7 trong Phật Giáo đó chính là Bát. Chuyện kể về Đức Phật khi còn tại thế, đã có hai người Ấn Độ đem sữa đi cúng Phật nhưng Phật không có gì để đựng.

Và ngay lúc này 4 vị Thiên Vương đã đem 4 cái bát làm bằng các nguyên liệu quý, cao cấp để cúng Phật đựng vàng, ngọc… nhưng Phật không nhận. Nhưng sau khi thay thế bằng 4 cái bát bằng đá, Đức Phật đã hoan hỉ nhận lấy.

Bát
Bát

Bát là dụng cụ để đựng thực phẩm. Bát trong Phật Giáo được trạm trổ bằng đá, nặn bằng đất sét nung chín hoặc phết sành. Các loại Bát được làm từ những vật liệu quý hiếm thì sẽ không phù hợp cho người xuất gia sử dụng.

Người xuất gia nên dùng bát gỗ vì bát gỗ bát của Bà la môn. Đây là giáo phái ngoại đạo thờ Phạm thiên ở Ấn. Các chư Tăng sử dụng bát để khất thực đối với những quốc gia đi theo Phật giáo Tiểu Thừa, còn đối với những nước đi Phật giáo Đại Thừa thì không có phương thức tu hành khất thực.

8. Lự Thủy Nan

Lư Thủy Nan được sử dụng trong Phật gồm có 2 ý nghĩa:

  • Đầu tiên là phòng ngừa bệnh tật, giữ gìn vệ sinh
  • Thứ 2 là bảo vệ sinh mạng, tránh việc giết hại vi trùng trong nước

Lư Thủy Nan giống như túi nước lọc, dùng để lọc nước để uống, để sinh hoạt. Theo ghi chép của Chánh pháp niệm,  nước để qua đêm sẽ sinh ra vi trùng, lọc mà không kỹ thì không được phép dùng bởi như vậy sẽ phạm vào sát sanh.

Có đến 5 cách chế tác và sử dụng bao gồm Phương la, Pháp bình, Quân trì bình, Chước thủy là và Y giác la. Cả 5 hình thức này tuy việc thực hiện là khác nhau nhưng công dụng gần như giống nhau. Sau khi dùng túi lọc nước thì cần phải bỏ chúng vào chỗ lấy nước ban đầu để vi trùng quay về chỗ cũ.

9. Pháp phục

Pháp phục còn có nhiều tên gọi là nhẫn nhục khải, phước điền y, giả thoát phúc,… được hiểu là y phục của người xuất gia. Khác với y phục thường ngày, thì màu sắc, hình thức pháp phục sẽ khác nhau.

Pháp phục
Bộ đồ tăng ni, Phật tử

Trang phục pháp phục của người xuất gia thì ưu tiên lối ăn mặc giản dị biểu thị cho đức hạnh, ý chí siêu trần.

Pháp phục được chia làm 3 loại bao gồm

  • An Đà hội – Đây là y phục mặc ra đường
  • Uất đa la Tăng  – Đây là y phục khi dùng nhập chúng, thọ trai…
  • Tăng già lê – Loại y phục này lớn nhất trong tất cả.

Bên cạnh đó, còn có Áo Cà sa, còn được gọi giải thoát phục hay là phước y điền. Áo cà sa có ý nghĩa vô cùng to lớn, vì vậy nếu chúng sanh thành tâm kính trọng thì nhân được phước báu còn nếu không thì sẽ chịu lấy quả báo đau khổ.

10. Tháp

Pháp cụ pháp khí cuối cùng là tháp. Tháp được xây dựng bởi Ông Cấp Cô Độc sau khi được Đức Phật cắt tóc, móng tay của bản thân tặng cho người. Để tỏ lòng cảm kích, ông đã cho xây dựng hai bảo Tháp để tôn trì cúng dường, được Đức Phật chấp thuận.

Hiện nay tại Ấn Độ có hai ngôi chùa thờ tóc và răng của Đức Phật tên gọi là chùa Răng, chùa Tóc. Nếu theo kinh A Hàm, Tháp thể hiện cho Đức Phật, Duyên Giác, Thanh Văn và Chuyển Luân Vương, còn nếu đối với kinh Nhân Duyên thì tháp dùng cho 8 hạng người, số tầng tháp có sự khác nhau dựa trên cho quả vi tu chứng.

Và sau khi Đức Phật niết bàn, đã cho đệ tử làm lễ trà tỳ. Xá lợi của Ngài chia làm 8 phần chia đều cho 8 quốc gia, và mỗi quốc giá sẽ có một Tháp cúng dường.

Vua A Dục sau đó đã thỉnh Xá lợi phật ở 8 ngôi pháp phân thành 84.000 phần, dựng ở 84.000 ngôi tháp ở Ấn Độ. Trải qua nhiều năm lịch sử thì tháp do vua A Dục không còn nguyên vẹn.

Tháp trong Phật Giáo ngày nay để chỉ những phần mộ cao, dùng tôn trì xá lợi.

Trên đây là những thông tin về Pháp cụ pháp khí mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn. Hi vọng bạn có những thông tin hữu ích. Nếu cần mua pháp cụ pháp khí liên hệ ngay với TƯỢNG PHẬT GIÁO để được hỗ trợ nhé.

  • Thông tin liên hệ Tượng Phật Giáo
  • Trụ sở: 988 Lạc Long Quân, P.8, Q.Tân Bình, TP. HCM
  •  Chi nhánh 1: 1048 Lạc Long Quân, P.8, Q.Tân Bình, TP. HCM
  •  Điện Thoại: 0918.62.67.59 (C. Oanh)
  • 0931.41.60.69 (Hotline)
  •  Email: tuetutam988@gmail.com
  •  Giờ làm việc: 8:00am- 19:00pm
  • Website: https://tuongphatgiao.com/